Kỹ năng giao tiếp không chỉ là công cụ giúp trẻ diễn đạt suy nghĩ mà còn là cách xây dựng mối quan hệ tích cực với mọi người. Khi trẻ biết cách thể hiện ý kiến và lắng nghe, chúng sẽ dễ dàng hòa nhập, tự tin trong môi trường học tập, gia đình, và xã hội.
Dạy trẻ cách thể hiện ý kiến
Học cách nói "xin chào" với bạn bè, người mới quen
Đây hẳn sẽ là giao thức giao tiếp cơ bản khi bắt đầu dạy cho một đứa trẻ. Ở độ tuổi từ 1-3 tuổi, bố mẹ là ngừơi mà bé sẽ tiếp xúc nhiều nhất, cách mà bố mẹ thể hiện từ hành động đến cách nói chuyện sẽ giống như hạt giống gieo mầm cho trẻ tạo dựng thói quen cơ bản. Ở độ tuổi đi nhà trẻ, thì trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường giáo dục đồng trang lứa với bạn bè, có hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, bài bản, từ đó kỹ năng giao tiếp lại càng được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Một lời chào tốt giúp tạo ấn tượng ban đầu tích cực.
Thật vậy, khi gặp thầy cô, bạn bè, cô chú, người lớn… lời chào của một đứa trẻ chứng minh được tư duy xây dựng kiến thức giao tiếp cơ bản kỹ lưỡng từ bé. Lời chào chính là cánh cổng mở ra thế giới tương tác cho loạt những câu chuyện, từ đó bé sẽ ngày càng phát triển về hệ thống giao tiếp với thế giới xung quanh. Đây là một điều vô cùng quan trọng với không chỉ trẻ em đang ở giai đoạn mở mang tư duy mà còn là điều cực kỳ cơ bản, quan trọng của người lớn đấy nhé
Nói "cảm ơn" và "xin lỗi"
Đây là cách thể hiện sự lịch sự và nhận thức về cảm xúc của người khác.
Tương tự như lời chào thì lời cảm ơn và xin lỗi cũng chiếm tầm quan trọng không kém cạnh trong giao tiếp. Nếu như lời chào chính là cánh cửa mở ra một thế giới giao tiếp thì lời cảm ơn và xin lỗi chính là công cụ để trẻ có thể duy trì phát triển sự giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
Dạy trẻ lời cảm ơn khi nhận được món quà, nhận được sự giúp đỡ chính là định hướng cho trẻ biết ơn những điều tốt đẹp đã đến với mình. Cảm ơn chính là cách thức xây dựng cho trẻ phong thái lịch sự ngoan ngoãn.
Và bên cạnh đó, lời xin lỗi cũng không hề kém quan trọng hơn. Thậm chí đối với người lớn, đôi khi cũng gặp phải vô số những sai lầm trong công việc hay cuộc sống. Nói vậy để ta hiểu rõ được tầm quan trọng của câu xin lỗi chính là chứng minh bản thân biết cách nhìn nhận sai làm bản thân, hối lỗi và khắc phục nó.
Lời cảm ơn là sự biết ơn và lời xin lỗi chính là sự biết lỗ hổng của bản thân và kết quả của hai lời nói này chính là sự phát triển tư duy theo hướng tích cực.
Hướng dẫn trẻ nhận trách nhiệm bằng cách nói "xin lỗi" khi làm sai.
Sử dụng các trò chơi hoặc tình huống thực hành để trẻ làm quen. Đối với trẻ em ở độ tuổi từ cấp mầm non đến cấp tiểu học thì gia đình và trường học là môi trường cốt lõi để trẻ em có thể rèn luyện cho bản thân kỹ năng giao tiếp cơ bản mà cụ thể là lời chào, lời cảm ơn, xin lỗi được nói ở trên.
Bất cứ thói quen dù tốt hay xấu thì đều phụ thuộc vào môi trường cũng như sự tiếp với con người trong môi trường đó. Thế nên, ta mới hiểu rõ được nền tảng giáo dục cho trẻ là cực kỳ quan trọng.
Như Nelson Mandela - một nhà giải phóng dân tộc nổi tiếng của Nam Phi đã từng nói: “Để phá huỷ bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa, chỉ cần hạ thấp nền giáo dục”
Thật vậy, chỉ cần từ bỏ việc đầu tư cho giáo dục, thì khi đó sự sụp đổ của một tư duy, một thế hệ và rộng hơn là một đất nước sẽ là điều chắc chẳn.
Bài viết tuy là sự trình bày về tầm quan trọng của những lời giao tiếp cơ bản cho trẻ những cũng là sự cần thiết cho bất kì cuộc hội thoại cơ bản nào giữa người với người. Nếu bài viết ý nghĩa hãy share và đóng góp những lời bình luận của bạn bên dưới nhé!